Vẽ tranh tĩnh vật là phân môn căn bản không thể thiếu đối với những người mới nhập môn hoạ nói riêng và người sáng tác nghệ thuật hội hoạ nói chung. Nếu bạn chưa biết tranh tĩnh vật là gì và cách vẽ như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Tranh tĩnh vật là gì?
Xuất hiện lần đầu nơi đất nước Hy Lạp cổ đại với truyền thống kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ rực rỡ, tranh tĩnh vật vốn đúc kết trong mình những giá trị văn minh, tài hoa của người Trung cổ. Sau đó, vẽ tranh tĩnh vật dần khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực “nghệ thuật thị giác” khi được tách thành một thể loại chuyên biệt, là một trong những thành tố quan trọng của hội hoạ cho đến tận ngày nay.
Về căn bản, vẽ tranh tĩnh vật là tái hiện chân thực vật thể vô tri (bao gồm cả động vật chết). Những vật thể này thường mang ý nghĩa biểu tượng cho một quan niệm hay niềm tín ngưỡng tôn giáo. Cái cốt yếu của vẽ tranh tĩnh vật là sắp xếp bố cục và mang được vào tranh cái hồn cốt, chất liệu của thực thể vô tri.
Ngày nay, trong lộ trình học môn Mỹ thuật trong và ngoài nhà trường, vẽ tranh tĩnh vật đã trở thành giai đoạn không thể thiếu, là những nấc thang đầu để bước lên những trình độ sáng tác cao hơn. Nhìn chung, quá trình đó bao gồm: đánh nét, đánh khối, vẽ tranh tĩnh vật, vẽ tượng, học bố cục, phối cảnh, đổ màu và cuối cùng là tạo nét riêng.
Những lưu ý khi vẽ tranh tĩnh vật
Vẽ tranh tĩnh vật đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng quan sát tỉ mỉ, để hướng đến cái đích cuối cùng là tái hiện chân thực tĩnh vật. Để thành quả của bạn không bị “fail” (thất bại), bạn cần nắm rõ những lưu ý khi vẽ tranh tĩnh vật sau đây:
Dựng khung hình chuẩn nhất
Đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao tác phẩm vẽ lên lại hay bị “lệch quỹ đạo” so với mẫu chưa? Đó là do bạn mắc sai lầm ngay từ bước dựng khung hình đấy. Phác bố cục nghe có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự chuẩn xác cao nhất vì nó quyết định đến tổng thể của cả bức tranh.
Trước hết, hãy dựng khung hình chung cho tất cả các tĩnh vậy trong mẫu. Tiếp theo đó, bạn cần xác định chính xác diện tích và tỷ lệ của từng tĩnh vật lên tranh. Lời khuyên là bạn nên phác khung hình bằng chì HB vì có thể chồng các lớp chì đậm hơn ở công đoạn đánh nét về sau. Đối với các vật thể hình trụ như bình nước hay cái ca, kẻ trục đối xứng là điều không thể thiếu.
Đi từ xa đến gần
Trong bố cục của tranh tĩnh vật, vật nhỏ thường đứng trước, vật lớn đứng sau. Tuy nhiên vật đứng đằng sau luôn bị vật đứng trước che lấp một phần bề mặt. Vì thể khi vẽ tranh tĩnh vật, bạn cần vẽ vật bị khuất trước, tức từ xa đến gần. Bằng cách này, cấu trúc tĩnh vật sẽ được thể hiện rõ hơn.
Đừng quên ánh sáng
Trong vẽ tranh tĩnh vật, ngoài bố cục và phông nền ra, ánh sáng là yếu tố không thể thiếu. Có ánh sáng mới có mảng sáng và mảng tối, mới tạo được khối cho tranh tĩnh vật. Ánh sáng cũng góp phần làm cho tranh tĩnh vật có chiều sâu, tạo độ nhấn nhá cũng như làm nên hồn cốt của bức tranh đấy nhé.
Nhiều bạn học sinh vì không chú ý hướng sáng, nguồn sáng, thành ra đổ bóng lung tung. Khi đó bức tranh sẽ bị sai khối, rối hình và tất nhiên không thể là một tác phẩm đẹp. Vì thế, đừng quên tạo xác định hướng sáng và tạo mảng sáng- mảng tối cho tranh.
Như vậy, vẽ tranh tĩnh vật nghe có vẻ đơn giản nhưng để có được một bức tranh hoàn thiện bạn cần cẩn thận và nắm rõ các quy tắc khi vẽ tranh. Đó cũng là lý do vì sao vẽ tranh tĩnh vật trở thành một trường phái riêng trong lĩnh vực hội hoạ đấy!
Hướng dẫn vẽ tranh tĩnh vật đơn giản
Như đã đề cập bên trên, vẽ tranh tĩnh vật là một bài học căn không thể thiếu đối với những ai muốn nhập môn mỹ thuật. Vì thế vẽ tranh tĩnh vật đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa cho học sinh. Vậy cách vẽ tranh tĩnh vật như thế nào và có khó không? Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn vẽ tranh tĩnh vật đơn giản theo từng khối lớp.
Cách vẽ tranh tĩnh vật lớp 4
Về cơ bản, ở giai đoạn này, các em học sinh mới được tiếp cận với hình khối căn bản cũng như tranh tĩnh vật. Để vẽ được một bức tranh ưng ý, học sinh cần trả lời câu hỏi: mẫu gồm những vật gì? Chúng được làm từ chất liệu gì? Cách sắp xếp của chúng ra sao? Sau đó các em chuyển hình ảnh của tĩnh vật vào tranh bằng những ấn tượng, những biểu cảm đặc sắc nhất.
Cách vẽ tranh tĩnh vật lớp 6
Đây là thời kỳ chuyển tiếp giữa Mỹ thuật tiểu học và Mỹ thuật trung học cơ sở. Vì thế khi vẽ tranh tĩnh vật lớp 6, các em học sinh cần tập trung thể hiện hài hoà bố cục, biết xác định gam màu chính và gam màu phụ. Lưu ý: gam màu chính là tồn chủ đạo còn gam màu phụ là tông bổ trợ.
Cách vẽ tranh tĩnh vật lớp 7
Chủ đề chủ yếu của tranh tĩnh vật lớp 7 là “lọ hoa và quả” với 3 mẫu tĩnh vật trở lên. Độ khó của mẫu vật này nằm ở những cánh hoa. Học sinh cần đưa những nét mềm mượt nhất để diễn tả chất liệu này. Bên cạnh đó, đừng quên kẻ trục đối xứng khi phác thảo bình hoa, hoặc là tranh của bạn sẽ bị lệch đấy nhé.
Cách vẽ tranh tĩnh vật lớp 8
Vẫn là chủ đề “lọ hoa và quả” nhưng đến với mỹ thuật lớp 8, độ chuyên nghiệp đã được nâng lên. Không chỉ căn bố cục, phối màu và đánh khối, vẽ tranh tĩnh vật lớp 8 đòi hỏi học sinh phải thể hiện ra những kiến thức mỹ thuật nâng cao hơn.
Cụ thể, vẽ tranh tĩnh vật lớp 8 đề cập đến sự ảnh hưởng qua lại về màu sắc giữa các vật đặt cạnh nhau. Như vậy, bên cạnh bố cục và đánh khối, khi vẽ tranh tĩnh vật lớp 8, bạn cần chú ý đến màu.
Cách vẽ tranh tĩnh vật lớp 9
Lên đến lớp 9, học sinh đã được trang bị đầy đủ những kiến thức về mỹ thuật cơ bản. Vì vậy ở giai đoạn này, vẽ tranh tĩnh vật đòi hỏi sự hoàn chỉnh, chuyên nghiệp về tất cả các mảng của tranh như bố cục, kết cấu, màu sắc. Khi vẽ tranh tĩnh vật lớp 9, học sinh cần vận dụng sâu sắc các lý thuyết lớp dưới, đồng thời thể hiện được biểu cảm của tĩnh vật vô tri và góc nhìn của mình vào tranh.
Nhìn chung, ở mỗi khối lớp, sự yêu cầu về tranh tĩnh vật là khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích cơ bản là tái hiện tĩnh vật và thể hiện cảm xúc của người vẽ. Tĩnh vật vô tri nhưng không hề đơn cảm phải không nào!
Gợi ý vẽ tranh tĩnh vật đơn giản mà đẹp
Tranh tĩnh vật là sự sắp xếp có bố cục của các vật thể. Vì thế, trong chương trình mỹ thuật nhà trường, có một số kiểu sắp xếp truyền thống mà nhất định bạn sẽ gặp qua. Tham khảo những bài vẽ đẹp, vẽ hay sẽ giúp bạn vẽ tranh tĩnh vật đơn giản hơn đấy nhé.
Gợi ý vẽ tranh tĩnh vật hoa quả
Gợi ý vẽ tranh tĩnh vật bằng bút chì
Gợi ý vẽ tranh tĩnh vật có màu
Gợi ý vẽ tranh tĩnh vật bình hoa
Gợi ý vẽ tranh tĩnh vật hoa hướng dương
Gợi ý khác
Ngoài những bức vẽ tranh tĩnh vật trên bạn có thể tham khảo thêm cho mình những mẫu vẽ tranh tĩnh vật đơn giản và thu hút dưới đây để có thêm cho mình những ý tưởng để hoàn thiện đề tài này ấn tượng nhất nhé!
Lời kết
Cũng như các ngành nghệ thuật khác, hội hoạ là sản phẩm của tư tưởng, là nghệ thuật của kiến trúc thượng tầng cũng như chúng ta học nhạc có hợp âm, học điện ảnh có chuyển cảnh, học mỹ thuật phải có vẽ tranh tĩnh vật. Trên đây là những hướng dẫn để giúp bạn có thể hoàn thiện đề tài vẽ tranh tĩnh vật đơn giản và thu hút. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: